AVR là gì? AVR có chức năng gì trong máy phát điện?

AVR là gì? AVR có chức năng gì trong máy phát điện?

Ngày đăng: 13/05/2022 Lượt xem: 1312

Bạn đã từng nghe đến AVR của máy phát điện bao giờ chưa? Hay nghe đến bộ điều chỉnh điện áp máy phát điện? Bạn có biết AVR là gì không? AVR có chức năng gì trong hoạt động của máy phát điện? Phải làm thế nào khi bỗng nhiên một ngày AVR trong máy phát điện không hoạt động? ...

Như chúng ta đều biết thì máy phát điện có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm Roto và Stato. Ngoài ra thì còn những bộ phận quan trọng khác như AVR, than chì…

Và để giải đáp được những thắc mắc này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của để tìm hiểu rõ hơn nhé.

AVR là gì?

Bộ điều chỉnh điện áp tự động (AVR) là một thiết bị điện tử trạng thái rắn để tự động duy trì điện áp đầu cuối đầu ra của máy phát ở một giá trị đặt. Nó sẽ thử và làm điều này khi tải của máy phát điện hoặc nhiệt độ vận hành thay đổi. AVR là một phần của hệ thống kích thích máy phát điện .

Như vậy thì các bạn cũng đã hiểu tại sao AVR lại là một bộ phận rất quan trọng trong máy phát điện cũng như hệ thống tổ máy phát điện rồi phải không?

Nếu AVR mất khả năng tự điều chỉnh điện áp thì khi đó chất lượng điện cung cấp cho các thiết bị điện sẽ không thể đáp ứng được.

 

Điều chỉnh công suất của AVR

AVR nằm ở đâu trong máy phát điện?

Thông thường AVR máy phát được đặt ở một trong ba nơi. Nó có thể nằm trong hộp điều khiển chính của máy phát điện, trong hộp đấu dây của máy phát điện hoặc có thể là (thường chỉ trên các thiết bị di động rất nhỏ) nằm dưới nắp sau của máy phát điện.

AVR hoạt động như thế nào?

Nó kiểm soát đầu ra bằng cách cảm nhận điện áp từ các đầu nối của máy phát và so sánh nó với một tham chiếu ổn định. Sau đó, tín hiệu lỗi được sử dụng để điều chỉnh dòng điện trường bằng cách tăng hoặc giảm dòng điện đến stato máy kích thích, do đó sẽ dẫn đến điện áp thấp hơn hoặc cao hơn ở các cực của stato chính.

Chức năng của AVR trong máy phát điện?

1. Chức năng điều chỉnh điện áp

Bộ điều chỉnh điện áp luôn luôn theo dõi điện áp đầu ra của máy phát điện. Và so sánh nó với một điện áp tham chiếu đồng thời, bộ AVR cũng phải đưa ra lệnh để tăng giảm dòng điện. Kích thích sao cho sai số giữa điện áp đo được với điện áp tham chiếu phải là nhỏ nhất.

Khi bạn muốn thay đổi điện áp của máy phát điện. Bạn chỉ cần thay đổi điện áp tham chiếu. Thường thì điện áp tham chiếu của máy phát điện được đặt lại giá trị định mức khi máy vận hành độc lập. Hoặc là điện áp thanh cái, điện áp lưới tại chế độ vận hành hòa lưới.

2. Chức năng giới hạn tỷ số điện áp/ tần số

Khi một tổ máy điện được khởi động, lúc đó tốc độ quay của Roto còn thấp, tần số phát ra cũng sẽ thấp. Lúc này, AVR có khuynh hướng tăng dòng kích thích lên. Sao cho điện áp đầu ra như tham chiếu theo giá trị đặt hoặc điện áp lưới.

Chức năng của AVR

Chính điều này đã dẫn đến quá trình kích thích của máy phát điện: cuộn dây Roto bị quá nhiệt, các thiết bị nối vào đầu cực phát điện được xem là biến thế chính, máy biến áp tự dùng… Sẽ bị quá kích thích, bão hòa từ và quá nhiệt.

Thông thường thì tốc độ của máy phát điện cần phải đạt đến 95% tốc độ định mức. Bên cạnh đó thì AVR tự động cũng phải luôn theo dõi tỷ số này để điều chỉnh dòng kích thích cho phù hợp. Mặc dù điện áp máy phát điện chưa đạt đến điện áp tham chiếu.

3. Chức năng điều khiển công suất vô công của máy phát điện

Khi máy phát điện chưa phát ra điện thì việc thay đổi dòng điện kích từ chỉ có thể thay đổi điện áp đầu cực máy phát mà thôi. Quan hệ giữa điện áp máy phát điện đối với dòng điện kích từ được biểu diễn bằng một đường cong được gọi là đặc tuyến không tải (đặc tuyến V – A).

Thế nhưng, khi máy phát điện được nối vào một lưới có công suất lớn hơn máy phát điện. Thì việc tăng giảm dòng kích thích hầu như không làm thay đổi điện áp lưới. Chính tác dụng của AVR khi đó sẽ không thể điều khiển điện áp của máy phát điện nữa. Mà là điều khiển dòng công suất phản kháng (còn gọi là công suất ảo) của máy phát điện.

Sơ đồ mạch AVR cho máy phát điện

Chính điều này sẽ dẫn đến nếu hệ thống điều khiển điện áp của máy phát điện quá nhạy. Thì có thể dẫn đến sự thay đổi rất lớn công suất ảo của máy phát điện khi điện áp dao động.

Chính vì thế, ngoài việc theo dõi và điều khiển điện áp thì AVR còn phải theo dõi và điều khiển điện áp ảo. Thực chất thì việc này chính là điều khiển dòng điện kích thích khi công suất ảo. Và điện áp lưới có sự thay đổi sao cho mối liên hệ giữa điện áp máy phát điện và điện áp lưới và công suất ảo phải là hợp lý.

4. Chức năng bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây

Đối với những người am hiểu về máy phát điện. Chắc hẳn đều biết khi máy vận hành độc lập hoặc nối vào lưới tầng bằng một trở kháng lớn. Khi ta tăng tải sẽ gây hao hụt điện áp trên đường dây. Tình trạng sụt áp này khiến cho điện áp tại những căn hộ tiêu thụ bị giảm theo độ tăng tải làm giảm chất lượng điện năng.

Do đó, muốn giảm bớt tác hại của hệ thống do quá trình vận hành máy phát điện gây ra. Thì bộ AVR phải dự đoán được khả năng sụt giảm của đường dây. Tạo ra điện áp bù trừ cho độ sụt giảm đó. Tác động bù trừ này sẽ giúp cho điện áp tại một thời điểm nào đó. Giữa máy phát và hộ tiêu thụ sẽ được ổn định theo tải. Điện áp tại hộ tiêu thụ giảm đôi chút so với tải. Trong khi điện áp tại đầu cực máy phát điện sẽ có tăng đôi chút so với tải.

Và để có được tác động này, các nhà sản xuất sẽ phải thêm 1 tín hiệu dòng điện vào trong mạch đo lường. Khi đó, dòng điện 1 pha từ thứ cấp của biến dòng đo lường sẽ được chảy qua một mạch điện R và L. Tạo ra các sụt áp tương ứng với sụt áp trên R và L của đường dây từ máy phát điện đến điểm mà chúng ta muốn điện áp ổn định.

Tuy nhiên, mức điện áp này sẽ được cộng thêm vào (hoặc trừ bớt đi) với điện áp đầu cực máy phát điện đã đo được. Khi đó, bộ điều chỉnh điện áp tự động AVR sẽ căn cứ vào điện áp tổng để điều chỉnh dòng kích từ sao cho điện áp tổng không đổi.

Làm gì khi AVR của máy phát điện bị hỏng?

Cũng giống như các bộ phận khác của máy phát điện, AVR cũng có nguy cơ hỏng hóc cao.

Khi AVR bị hỏng, bạn nên liên hệ ngay với các đơn vị sửa chữa uy tín để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ tốt nhất. Không nên tự ý tháo tung máy ra để sửa nếu không có trình độ chuyên môn. Bởi mỗi loại máy phát điện khác nhau sẽ có những thiết kế mạch AVR khác nhau.

Hơn nữa, cho dù là cùng một máy phát điện thì mỗi hãng sản xuất cũng sẽ có những thiết kế mạch AVR đặc trưng riêng của hãng. Tốt nhất là không nên tự ý tháo lắp, sửa chữa máy phát điện khi phát hiện AVR bị hỏng nếu không am hiểu chi tiết về nó.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ rất chi tiết về AVR trong máy phát điện. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ hiểu được AVR là gì? Cũng như chức năng của AVR trong máy phát điện. Từ đó giúp bạn dễ dàng xử lý hơn nếu AVR trong máy phát điện của bạn bị hỏng.

(Theo Wiki kiến thức)

Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. 

Công ty CP Văn Hồng Thanh - Máy phát điện uy tín của mọi nhà

Địa chỉ: 515 Trường Chinh - P. An Khê - Q. Thanh Khê - Đà Nẵng

1. 0979 448 584 (Thanh) Call - Zalo

Mail: thietbicongnghiep.vht@gmail.com

2. 0961 505 079 (Vương) Call – Zalo

Mail: mayphatdienhyundai.vht@gmail.com

3. 02363 813 838 (Công ty)

Fanpage: Máy phát điện chính hãng

Youtube: Công ty Cổ phần Văn Hồng Thanh


Các bài viết khác
Tại sao nên chọn máy phát điện Diesel?
15 Jun

Tại sao nên chọn máy phát điện Diesel?

Trong thế giới ngày nay, khi giá nhiên liệu ngày càng tăng do nhu cầu ngày càng tăng và nguồn cung ngày càng giảm, bạn cần...
Vai trò của nước làm mát máy phát điện
15 Jun

Vai trò của nước làm mát máy phát điện

Trong quá trình hoạt động của máy phát điện có tiêu hao năng lượng. Các năng lượng này trở thành nhiệt năng. Nếu không...
Cách sử dụng máy phát điện di động
15 Jun

Cách sử dụng máy phát điện di động

Mất điện là chuyện thường xảy ra sau một trận bão lớn. Khi cúp điện và bạn không có máy phát điện dự phòng tự động,...
Bảo trì máy phát điện như thế nào?
28 May

Bảo trì máy phát điện như thế nào?

Nhằm làm tăng thời gian vận hành và sự làm việc ổn định của máy phát, chúng ta cần phải bảo trì và bảo dưỡng máy...
Tủ chuyển đổi nguồn tự động ATS
25 May

Tủ chuyển đổi nguồn tự động ATS

Tủ chuyển nguồn tự động (ATS) là thiết bị tự động chuyển nguồn điện từ nguồn chính sang nguồn dự phòng khi nguồn...
Cấu tạo của máy phát điện
23 May

Cấu tạo của máy phát điện

Cấu tạo của máy phát điện gồm động cơ, máy phát điện, hệ thống nhiên liệu, bộ điều chỉnh điện áp, hệ thống...
Hướng dẫn thay dầu cho máy phát điện hiệu quả nhất
20 May

Hướng dẫn thay dầu cho máy phát điện hiệu quả nhất

Máy phát điện khi đã sử dụng quá lâu sẽ không còn hoạt động ổn định và nhanh nhẹn như trước nữa. Một phần nguyên...
Những lưu ý khi mua máy phát điện cũ
16 May

Những lưu ý khi mua máy phát điện cũ

Vì lý do tài chính eo hẹp nên một số gia đình hay doanh nghiệp lựa cọn mua máy phát điện cũ. Nhưng không có nghĩa mua máy...
Máy phát điện nano có thể tích hợp dưới màn hình smartphone, lướt ngón tay để tạo ra điện
12 May

Máy phát điện nano có thể tích hợp dưới màn hình smartphone, lướt ngón tay để tạo ra điện

Dung lượng pin lớn hay nhỏ sẽ không còn là vấn đề quan trọng nữa, khi mà công nghệ mới này được áp dụng trên smart...
Điểm khác nhau giữa máy phát điện 1 pha và 3 pha
11 May

Điểm khác nhau giữa máy phát điện 1 pha và 3 pha

Máy phát điện 1 pha và máy phát điện 3 pha là hai loại máy phát đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong cuộc sống...
Chế tạo thành công máy phát điện từ rác
10 May

Chế tạo thành công máy phát điện từ rác

Ngày 11.9, Công ty H-T Giang San (VN) đã ra mắt máy phát điện từ lò đốt rác tự nhiên, có thể đốt tất cả các loại rác...
Tầm quan trọng của máy phát điện
07 May

Tầm quan trọng của máy phát điện

Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao. Nguồn điện đóng vai trò không thế thiếu đối với...
Tin tức

Tại sao nên chọn máy phát điện Diesel?

Vai trò của nước làm mát máy phát điện

Cách sử dụng máy phát điện di động

Bảo trì máy phát điện như thế nào?

Tủ chuyển đổi nguồn tự động ATS

Fanpage
Gửi tin nhắn
Gọi cho chúng tôi
Chat qua facebook
Chat qua zalo
Văn phòng
Hotline tư vấn: 0979 448 584